Cẩm nang du lịch Phan Thiết

1. GIỚI THIỆU VỀ PHAN THIẾT, MŨI NÉ

1. Giới thiệu về Phan Thiết, Mũi NéSlideshow
Phan Thiết – Mũi Né không chỉ gây dấu ấn trong lòng du khách bởi những cồn cát mênh mang dưới không gian nắng gió, bãi biển trong xanh và các khu nghỉ dưỡng đẳng cấp sang trọng, mà nó còn mang đến những nét quyến rũ của văn hóa, khởi nguồn từ cái tên “Phan Thiết”. Sở dĩ gọi là văn hóa khởi nguồn từ cái tên Phan Thiết, là bởi vùng đất Bình Thuận này ngày xưa là một trong những phần đất của vương quốc Chăm cổ. Cái tên Phan Thiết do đó cũng không phải là cái tên thuần việt, mà nó bắt nguồn từ tên gọi cũ do người Chăm đặt, tạo nên “Tam Phan” là: Phan Rang, Phan Rí, Phan Thiết.

Do đó nơi đây vẫn còn giữ lại được những nét tinh hoa của người Chăm cổ, chắt lọc và hòa quyện cùng nét văn hóa của Việt Nam, tạo nên một nét quyến rũ lạ lùng đối với du khách gần xa.

2. ĐI PHAN THIẾT, MŨI NÉ VÀO THỜI ĐIỂM NÀO?

2. Đi Phan Thiết, Mũi né vào thời điểm nào?Slideshow
Thời tiết ở Phan Thiết thường nóng và khô hanh, có nhiệt độ trung bình vào khoảng 27 độ. Du khách có thể thoải mái đi du lịch vào bất cứ thời điểm nào trong năm, nhưng thời điểm lý tưởng nhất là vào khoảng tầm tháng 8 – 12 khi thời tiết đẹp và biển cũng tươi xanh. Tuy nhiên cần lưu ý tránh tháng 7, 8 khi đi du lịch Mũi Né, bởi lúc này biển ở đây thường có hiện tượng tảo đỏ. Khi đó nước biển sẽ rất nhiều bọt và tanh nên du khách không thể xuống tắm được.

Ngoài ra du khách có thể sắp xếp thời gian để đến tham gia các lễ hội đặc sắc tại địa phương như lễ hội Ka Tê tại tháp Pônasư, diễn ra vào tháng 7 theo lịch Chăm, tức khoảng tháng 10 dương lịch.. Đây là dịp lễ hội tụ tinh hoa văn hóa, sinh hoạt, tập tục và tín ngưỡng, kỹ thuật thông qua những trang phục, nhạc cụ, ca khúc độc đáo mang tính đặc trưng riêng biệt của dân tộc. Hoặc tham gia lễ hội đua thuyền truyền thống sôi nổi trên sông Cà Ty để mừng xuân sang vào ngày mùng 2 tết Nguyên đán mỗi năm, hay lễ hội dinh Thầy Thím vào ngày 15 và 16 tháng 9 âm lịch để thấy được những nghi lễ truyền thống như lễ nghinh thần, rước sắc phong… đặc sắc.

3. PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN PHAN THIẾT, MŨI NÉ

 3. Phương tiện di chuyển đến Phan Thiết, Mũi NéSlideshow
Thường thì sẽ có hai cách để di chuyển đến Phan Thiết là bằng xe khách hoặc tàu hỏa. Nếu các bạn muốn đến Mũi Né thì di chuyển bằng xe khách sẽ tiện hơn, bởi nó có tuyến vào thẳng Mũi Né đến địa điểm bạn thuê phòng. Còn với tàu hỏa thì các bạn có thể gửi xe máy đi theo từ TPHCM hoặc Hà Nội.

– Xe khách: Các nhà xe uy tín xuất phát từ TP.HCM đến Phan Thiết mà các bạn có thể tham khảo: Xe Phương Trang, Văn phòng Bến xe miền Đông, xe Tâm Hạnh…
– Tàu hỏa: Mỗi ngày đều có tàu từ ga TP.HCM đi thẳng đến Phan Thiết, vào thứ 7 và chủ nhật thì còn có 1 chuyến bổ sung vào buổi chiều nữa. Sau khi đến ga Phan Thiết các bạn có thể đi xe bus tầm 30 – 40 phút ra Mũi Né.

Các bạn ở miền Trung hay miền Bắc có thể đi máy bay vào Tp.HCM trước rồi di chuyển ra Phan Thiết. Tuyến Hà Nội/Đà Nẵng – TP.HCM thường xuyên có các chương trình vé máy bay giá rẻ từ các hãng uy tín. Nếu xuất phát từ cao nguyên thì bạn đi xe khách trực tiếp đến Phan Thiết, còn các tỉnh miền Tây cần phải nối tuyến TP.HCM đi Phan Thiết.

PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI Ở PHAN THIẾT, MŨI NÉ:

Phương tiện đi lại ở Phan Thiết, Mũi Né:Slideshow
Phương tiện phù hợp nhất cho khách du lịch để khám phá Phan Thiết và Mũi Né là xe máy hoặc taxi.
– Thuê xe máy: Bạn có thể thuê xe máy để đi lại trong thành phố rất dễ dàng, thường đa số khách sạn và resort nơi đây đều có dịch vụ cho thuê xe máy. Nếu không có sẵn xe để thuê thì bạn có thể nhờ lễ tân liên hệ cho, giá tầm 100,000 – 150,000/ ngày. Hoặc với những bạn đi tàu hỏa thì có thể gửi xe máy theo để tiết kiệm chi phí hơn.
– Thuê xe taxi hoặc xe du lịch: Số điện thoại Taxi ở Phan Thiết: Taxi Mai Linh: (0623) 739 888, Taxi Mũi Né: (0623) 84 88 48, Taxi Phan Thiết: (0623).814 814

4. Ở ĐÂU KHI ĐẾN PHAN THIẾT, MŨI NÉ

4. Ở đâu khi đến Phan Thiết, Mũi NéSlideshow
Khu vực đường Nguyễn Đình Chiểu là trung tâm của Mũi né, nơi đây có rất nhiều khách sạn, resort cao cấp tiêu chuẩn 4*, 5* có bãi tắm riêng và khuôn viên xanh mát, rộng rãi, dịch vụ chất lượng cao. Đây cũng là khu vực gần các địa điểm tham quan nổi tiếng như Đồi Cát, Suối Tiên hay tháp Pônasư. Đi đôi với chất lượng là giá phòng tại đây khá cao, tầm hơn 1 triệu mỗi đêm. Còn nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí thì có thể thuê phòng tại các khu vực khác của Mũi Né, tuy không thuận tiện bằng khu vực trung tâm nhưng giá thành lại rẻ hơn.

Địa chỉ tham khảo:

– Joe’s Cafe & Garden Resort, 86 Nguyễn Đình Chiểu, khu phố 1, Hàm Tiến, Mũi Né, TP. Phan Thiết.
– The Cliff Resort & Residences, Khu Phố 5, phường Phú Hài, Mũi Né, TP. Phan Thiết

Ngoài ra, bếu bạn muốn đặt phòng nghỉ đêm tại Phan Thiết thì cũng có thể đi taxi/bus/xe máy ra tham quan và tắm biển Mũi Né, từ trung tâm Phan Thiết đến Mũi Né cũng tương đối gần. Hơn nữa giá phòng ở Phan Thiết tương đối rẻ hơn Mũi Né, lại có đủ các loại khách sạn, nhà nghỉ từ bình dân đến cao cấp. Trong khu vực trung tâm Phan Thiết cũng có nhiều điểm du lịch nổi tiếng, bãi biển, khu chợ địa phương và phố ăn uống để bạn vui chơi.

Địa chỉ tham khảo:

– Hotel Khanh An, 18/15 Tuyên Quang, TP. Phan Thiết
– Hotel Minh Hang, 29-31 Lê Lợi, TP. Phan Thiết

5. ĐI PHAN THIẾT, MŨI NÉ ĂN GÌ?

5. Đi Phan Thiết, Mũi Né ăn gì?Slideshow
– Lẩu cá bớp: Đây là món ăn nổi tiếng ở Phan Thiết, xuất hiện ở khắp mọi nơi từ quán nhậu bình dân cho đến nhà hàng sang trọng. Cá bớp còn được gọi là cá bóp, có thịt trắng, mềm nhưng không bở, rất phù hợp để nấu lẩu. Đây là món ăn rất dễ làm, được nấu cùng cà chua, nước me và ớt thái lát, tạo nên một vị chua chua cay cay rất dễ ăn. Khi ăn, thực khách cho thêm bún tươi và các loại rau sống ăn cùng.

– Bánh tráng cuốn dẻo: Có thành phần rất đơn giản, gồm bánh tráng dẻo, mắm ruốc, tóp mỡ, trứng cút. Mọi thứ được cuộn lại với nhau tạo nên một hương vị đậm đà trong khoang miệng. Đây là món ăn vỉa hè thường được bán cùng bánh tráng mắm ruốc nướng.

– Bánh xèo Phan Thiết: Nhân bánh xèo Phan Thiết là tổ hợp của đủ các nguyên liệu như tôm, mực, mỡ, thịt heo ba chỉ… tươi ngon sẵn có của miền biển. Thường để ăn bánh xèo Phan Thiết người ta sẽ thả hẳn chiếc bánh còn nóng vào bát nước chấm, để ngập bánh và ăn cùng rau quế, rau thơm…

– Bánh quai vạc: Bánh quai vạc có hình dáng giống như bánh bột lọc nhưng lại được làm từ bột mì, và phần nhân gồm tôm, thịt ba chỉ xào tiêu cay. Bánh quai vạc có vỏ cực mỏng, nhân đậm đà cùng nước chấm chua ngọt khiến nhiều thực khách cứ muốn húp mãi.

– Răng mực: Răng mực được ướp gia vị tùy theo khẩu vị của người ăn rồi nướng lên, hoặc chiên, xào. Khi nhai răng mực có cảm giác sần sật, dai và thơm rất vui miệng. Đây cũng là món ăn rất được học sinh và giới trẻ ưa thích.

– GỎI CÁ MAI:

- Gỏi cá Mai:Slideshow
Đây là món ăn đặc sản của du lịch Mũi Né. Cá Mai là loại cá có hình dạng nhỏ bé, thân trong suốt có lớp vảy bạc lấp lánh trông như cá cơm. Đây là loại cá biển rất được dân địa phương Mũi Né – Phan Thiết ưa thích bởi có vị dai, giòn mà không tanh. Để chế biến gỏi cá Mai, người ta phải chọn ra những con tươi ngon nhất, to tầm 2 ngón tay, còn sống nhảy lăn tăn đem đi sơ chế. Sau đó rút xương, tái chỉ và bóp tái bằng chanh hoặc giấm, rồi tẩm cùng gia vị. Nước sốt trộn gỏi phải được làm chính xác theo tỉ lệ công thức đường – tỏi – ớt – nước mắm – chanh, bởi đây chính là linh hồn của món ăn. Sau khi cá ngấm gia vị và nước sốt thì chúng ta trộn cùng các loại rau như rau răm, rau thơm… và ớt, đậu phộng, hành phi, hành tây, mè rang.

– Các món Dông: Đây là món ngon đặc sản ở Mũi Né, được chế biến từ Dông – một loại bò sát sống trong cát. Dông có hình dạng khá giống thằn lằn, có thịt rất chắc, dai và ngọt. Người dân ở Mũi Né chế biến Dông làm 7 món khác nhau: nướng, hấp, chiên, nấu cháo, làm chả, rô ti, gỏi… Tuy nhiên với nhiều người thì Dông nướng chấm muối ớt và nhắm cùng rượu là hấp dẫn nhất.

– Lẩu thả: Đây là món quà dân địa phương thường dùng để thiết đãi du khách từ xa đến. Lẩu thả là loại lẩu mà người ta thả hết những thứ ăn được, bổ dưỡng mà tự nhiên của miền biển vào. Người ta có thể dùng cá đục, cá suốt… làm nguyên liệu chính, nhưng loại cá ngon hơn cả là cá mai. Cá sẽ được chần qua nước sôi và rửa bằng nước chanh trước khi ướp. Sau đó các loại nguyên liệu làm lẩu thả sẽ được xếp vào vỏ hoa chuối đỏ. Khi ăn các bạn sẽ chọn nguyên liệu mình muốn dùng cho vào bát rồi chan nước lẩu còn nóng hổi lên, chứ không phải nhúng nguyên liệu vào nồi lẩu như bình thường.