Cách bảo quản bánh chưng, bánh tét ngày tết

Ngày tết cổ truyền dân tộc Việt Nam là ngày mọi người dân trên mọi miền tổ quốc tất bật rộn ràng. Từ người già, người trưởng thành đến những em bé. Ngoài việc sắm sửa lại nhà cửa, mua các vật dụng cần thiết. Sắm các loại bánh mứt, thực phẩm sấy khô, các loại hạt cho mẫm cổ ngày tết, chuẩn bị hành muối dưa kiêu, trái cây. Thì tất nhiên không thể thiếu nồi bánh chưng đêm 30 tết. Bánh chưng mỗi năm có nhà chỉ đợi đến tết để được gói và ăn, nên thường sẽ gói nhiều để dành ăn giành ra giêng, vì vậy khâu bảo quản để bánh không bị hư, không bị lên chua rất quan trọng.  Bánh chưng và bánh tét được dùng bằng lá gói lại, nhưng tính chất của bánh chưng sẽ nhanh hởng hơn vì lá ít hơn bánh tét.

 

 

Cách bảo quản bánh chưng, bành tét ngày tết:

Để nơi thoáng mát

Muốn bánh chưng, bánh tét để được lâu thì cần để bánh nơi khô ráo, thoáng mát không bụi bặm trong nhà để bảo quản. Nếu trời lạnh dưới 20 độ C có thể để được hơn 1 tuần.

Bánh chưng dưa món

Bảo quản trong tủ lạnh

Do thời tiết ở nước ta nóng ẩm nên nếu để ở bên ngoài bánh sẽ nhanh thiu và mốc. Vì vậy, bạn nên bảo quản bánh chưng, bánh tét trong tủ lạnh mặc dù bánh nhanh cứng.

Bánh để trong tủ lạnh có thể dùng đến đâu bóc vỏ và cắt bánh đến đó, phần còn lại chưa dùng đến bọc lại bằng màng bọc thực phẩm. Không nên để bánh đã bóc vỏ trong tủ lạnh, bánh sẽ nhanh cứng và có mùi thức ăn trong tủ ám vào mất ngon.

Khi lấy bánh ra, bạn nên hấp hoặc rán lại trước khi ăn để bánh nóng và mềm trở lại. Nếu phát hiện vỏ bánh bị mốc, không nên gọt bỏ phần ngoài bánh rồi rán lên ăn, như vậy rất dễ bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm.