Khoai lang và những điều cần biết

Các loại khoai lang phổ biến hiện nay

các loại khoai lang

1. Khoai lang mật: Giá trị dinh dưỡng khoai lang mật rất cao. Khi ở dạng củ tươi và chế biến liền, bạn sẽ không sử dụng được hết lượng chất dinh dưỡng có trong loại củ này. Sau khi thu hoạch, nên để một thời gian cho khoai lang mật héo đi thì lượng mật đường trong củ mới dồi dào và có thể dùng để làm nguyên liệu chính cho các món ăn không đường.

2. Khoai lang trắng: Khoai lang trắng thường có nhiều chất xơ và ít lượng đường nhất.

3. Khoai lang tím: Khoai lang tím giàu chất anthocyanin. Phần vỏ có chứa chất anthocyanin nhiều hơn trong ruột. Hơn nữa, màu nạc bột khoai có màu sậm, chứa nhiều anthocyanin hơn.

5 tác dụng của khoai lang đối với sức khỏe

Kết quả hình ảnh cho khoai lang có tác dụng gì

 

1. Cải thiện bệnh tiểu đường: Khoai lang có chỉ số glycemic thấp hơn so với khoai tây. Nó còn chứa nhiều chất xơ giúp cơ thể tiêu hóa chậm và đem lại cảm giác no lâu hơn. Bạn có thể đưa vào chế độ ăn uống trong điều trị bệnh tiểu đường và giảm cân.

2. Tốt cho người mắc bệnh tăng huyết áp: Để hạ huyết áp, việc duy trì lượng natri thấp trong cơ thể là rất cần thiết.

3. Chất chống ung thư: Khoa học đã chứng minh củ khoai nhiều màu sắc chứa một loại protein giúp ức chế protease. Theo nghiên cứu, khi chất ức chế protease gặp tế bào ung thư sẽ làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư.

4. Tốt cho hệ tiêu hóa: Với lượng lớn chất xơ có tác dụng ngăn ngừa chứng táo bón, đồng thời thúc đẩy đường tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Vitamin C và các axit amin chính là thành phần giúp kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên nhanh hơn, chống tình trạng đầy bụng, khó tiêu và ngăn ngừa táo bón.

5. Giảm viêm: Trong khoai lang chứa choline – chất dinh dưỡng quan trọng đem lại nhiều công dụng như giúp ngủ ngon giấc, giảm đau cơ và tăng cường trí nhớ.

Kết quả hình ảnh cho lưu ý khi ăn khoai lang

Một số lưu ý khi ăn khoai lang

Khoai lang có nhiều tác dụng nhưng sử dụng không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe.

  • Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón, phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.
  • Vỏ khoai chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó khi chế biến không cần gọt vỏ nếu không cần thiết.
  • Nên kết hợp với thực phẩm có đạm động vật hoặc thực vật sẽ phát huy tác dụng tối đa.
  • Trong phần thịt củ có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi gây chướng bụng.
  • Khi chế biến, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.