khoai tây tốt như thế nào

– Khoai tây là loài cây nông nghiệp ngắn ngày, trồng lấy củ chứa tinh bột. Chúng là loại cây trồng lấy củ rộng rãi nhất thế giới và là loại cây trồng phổ biến thứ tư về mặt sản lượng tươi – xếp sau lúa, lúa mì và bắp. Lưu trữ khoai tây dài ngày đòi hỏi bảo quản trong điều kiện lạnh.

– Khoai tây có chứa các vitamin, khoáng chất và một loạt các hóa chất thực vật như các carotenoit và phenol tự nhiên. Khoai tây không chỉ là nguồn thực phẩm tươi ngon, còn cung cấp các chất dinh dưỡng như vitamin C, B6, chất xơ, sắt có lợi cho sức khỏe.

– Hiện nay, để phong phú thêm thì nhiều đơn vị đã sản xuất ra nhiều món ăn khác nhau từ khoai tây như : khoai tây sấy giòn, khoai tây lắc phô mai,…. Đặc biệt là món khoai tây sấy Đà Lạt đang được rất nhiều độ tuổi ưa chuộng từ con nít đến người già.

Các thành phần dinh dưỡng trong khoai tây:

Năng lượng 92 kcal
Đạm 2 g
Tinh Bột 21 g
Cãni 10 g
kali 396 mg
Sắt 1.2 mg
Nước 74.5 g
Chất béo 0
Chất xơ 1000 mg
Cholesterol 0
Natri 7 mg
Carotin 29 mcg
Vitamin C 10 mg
Vitamin PP 900 mg
Vitamin A 0
Vitamin B1 100 mcg

Protein

– Trong khoai tây chứa một lượng protein với giá trị gần tương đương như protein của trứng. Khoai tây còn chứa các axit amin mà cơ thể không tự tổng hợp được như lysine, methionine, threonin, tryptophan đóng vai trò quan trọng cho quá trình tăng trưởng của trẻ em. Một chế độ ăn lấy khoai tây làm lương thực chủ đạo sẽ cung cấp 50-75% năng lượng và 80% nhu cầu nitơ trong thời gian dài, giúp đảm bảo nhu cầu tăng trưởng ở trẻ em suy dinh dưỡng.

Năng lượng

– Không giống với gạo, ngô, bột mỳ, khoai tây cho năng lượng thấp hơn. Khoai tây có chỉ số đường huyết giảm thấp, rất tốt cho người cần ăn kiêng.

Chất béo

– Khoai tây rất ít chất béo. Nếu có cách chế biến phù hợp, không dùng các chất ăn cùng có hàm lượng chất béo cao sẽ không làm tăng chất béo hay năng lượng khẩu phần của món ăn.

Vitamin C

– Một củ khoai tây cỡ vừa (khoảng 200 gam) sẽ cung cấp nhu cầu vitamin C hàng ngày của người trưởng thành (70 gam) và gần đủ nhu cầu của trẻ nhỏ (30 gam). Thực phẩm này giúp bảo vệ tế bào luôn khỏe mạnh, giải trừ độc tố, chống dị ứng, tăng cường chức năng miễn dịch, hoạt hóa các hormon, làm lành vết thương và phòng chống các bệnh như ung thư, tim mạch.

Vitamin B6

– Theo nhiều nghiên cứu, 100 gam khoai tây chứa 0,29 mg vitamin B6, chiếm 15% nhu cầu vitamin B6 đối với người lớn và 50% nhu cầu của trẻ dưới 5 tuổi. Thực phẩm này giúp tạo kháng thể chống lại bệnh nhiễm khuẩn, duy trì hoạt động bình thường của hệ thần kinh, sức khỏe hệ tim mạch.

Kali

– Khoai tây có chứa rất nhiều kali, giúp cơ thể duy trì tổng thể tích dịch, cân bằng acid và điện giải, góp phần vận chuyển các xung động thần kinh, giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương cũng như nguy cơ đột quỵ ở người trưởng thành.

Chất xơ

– Khoai tây được xếp vào nhóm rau giàu chất xơ gồm chất xơ không hòa tan tham gia vào quá trình thải loại độc tố trong cơ thể và chất xơ hòa tan giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, điều hòa glucose huyết.

Sắt

– Tuy lượng sắt trong khoai không nhiều như một số thực phẩm khác nhưng nếu thường xuyên tiêu thụ, cơ thể sẽ hấp thu được một lượng đáng kể sắt để tạo máu, giúp phòng chống thiếu máu, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ tuổi sinh sản. Đặc biệt, thành phần vitamin C cao có sẵn trong khoai hỗ trợ tăng cường hấp thu sắt hiệu quả.

Lưu ý khi chế biến khoai tây

Khoai tây đã tồn tại và gắn bó với bữa ăn của hàng triệu gia đình trên toàn thế giới. Chỉ cần một vài thao tác đơn giản với khoai tây và một vài nguyên liệu sẵn có, bạn có thể chế biến được món trứng chiên khoai tây cho bữa sáng năng lượng, thịt nhồi khoai tây cho bữa trưa thật đậm đà, chân giò hầm khoai tây để bữa tối dinh dưỡng và rất nhiều món ăn ngon miệng, đẹp mắt, chất lượng khác.

Từ những phân tích trên, mong có thể giúp các bạn đọc hiểu thêm phần nào về dinh dưỡng của khoai tây trong đời sống hằng ngày.